Khớp thái dương hàm là đóng vai trò là khớp nối hàm dưới với hộp sọ. Khớp sẽ hoạt động khi chúng ta nói chuyện, ăn uống và nuốt.
Viêm khớp thái dương hàm là bệnh rối loạn khớp hàm và các cơ xung quanh. Làm giảm khả năng hoạt động. Khớp không còn hoạt động tốt nữa, dẫn đến gặp nhiều khó khăn khi nhai, nuốt và giao tiếp. Bệnh không nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Triệu chứng viêm khớp thái dương hàm
-Đau khớp thái dương hàm ở một bên. Vị trí cách tai khoảng 2-4 cm. Có khi đau cả 2 bên. Thời gian đầu là những cơn đau nhói nhẹ. Thời gian sau sẽ hết đau.
-Có những trường hợp bệnh sẽ tiến triển nặng. Đau nhói liên hồi, đau nhiều hơn. Đặc biệt là khi nhai và nói. Gặp nhiều khó khăn khi cử động hàm dưới. Bắt đầu gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Có những trường hợp còn bị nổi hạch. một số khớp bị viêm, gây sưng tấy vì cơ nhai bị phì đại. Mất cân đối khuôn mặt.
-Khi há miệng to, hoặc khi nhai nghe tiếng lục cục. Khi nghe thấy tiếng lục cục khi nhai thì bệnh đã nặng và ảnh hưởng đến khớp.
-Ngoài ra còn những triệu chứng khác do bệnh làm ảnh hưởng các vùng xung quanh mặt như: đau răng, ù tai, đau đầu, nghe khó, chóng mặt...
Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm. Trong đó có những nhân là do thói quen hằng ngày hoặc do các bệnh lý khác gây nên. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
-Do viêm khớp dạng thấp (chiến 50% nguyên nhân).
-Do thoái hóa khớp. Người bị thoái hóa khớp ngón tay, cổ tay. Hoặc người bị thoái hóa nhiều khớp trên cơ thể.
-Nhiễm khuẩn.
-Bị chấn thương do tai nạn, va đập mạnh vào vùng thái dương hàm.
-Thói quen ăn uống. Ăn đồ dai, thói quen nhai kẹo cao su, nhai nhiều và dùng lực nhai mạnh. Lau ngày làm tổn thương khớp thái dương hàm.
-Há miệng rộng, đột ngột. Làm trật khớp thái dương hàm.
-Sau khi nhổ răng. Đặc biệt là răng số 7 và số 8.
-Răng mọc lệch, đâm vào khớp thái dương hàm.
Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì?
Bệnh viêm thái dương khớp có nhiều nguyên. Vì vậy việc chữa trị và sử dụng thuốc phụ thuốc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Sau đây là một số thuốc dung để điều trị viêm khớp thái dương hàm và một số điều lưu ý khi sử dụng.
Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid và kháng sinh
Bênh viêm khớp thái dương hàm sẽ gây đau đớn và khó chịu. Tuy các loại thuốc này không chữa dứt điểm được bệnh nhưng chúng giúp giảm đau tức thời. Đồng thời hạn chế bệnh phát triển trầm trọng hơn. Lưu ý rằng khi dùng các loại thuốc này cần hỏi ý kiến Bác sỹ.
-Thuốc giảm đau phổ biến nhất là paracetamol. Giảm đau hiệu quả nhưng không kháng viêm. Để giảm đau hiệu quả ta nên kết hợp với việc chườm nước nóng, xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại, nghỉ ngơi, tập thể dục hàm dưới, đeo mánh nhai... Hạn chế lạm dụng thuốc giảm đau. Nếu trên 10mg có thể gây hoại tử gan và tử vong. Hạn chế dùng cho người bị bệnh lý về gan, thận và người nghiện rượu.
-Thuốc kháng viêm không steroid: Aspirin, Diclofenac, Meloxicam… Chúng nằm trong danh sách những loại thuốc chữa viêm khớp tốt nhất. Dùng thuốc này nếu nếu nguyên nhân gây bệnh là do viêm khớp.
-Thuốc có các thành phần cấu tạo nên mô sụn khớp như glucosamin, kết hợp vitamin, chondroitin sulfat... nếu nguyên nhân gây bệnh là do thoái hóa khớp. Đồng thời các loại thuốc này giúp xương khớp khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều sản phẩm Glucosamin.
-Nếu bị viêm khớp thái dương hàm do nhiễm khuẩn thì ta nên dùng các loại thuốc kháng sinh như penicillin G, oxacillin...
-Corticosteroid: Còn được gọi là steroid. Chúng có tác dụng kháng viêm rất tốt. Nhưng vì quá nhiều tác dụng phụ nên cân nhắc khi dùng.
Thuốc bôi ngoài gia truyền Bone Life
Thuốc có tác dụng phục hồi các xương, mô sụn bị hư tổn ngay từ bên trong. Cải tạo chức năng làm việc của khớp.
Việc chữa bệnh là một quá trình kết hợp việc uống thuốc, bôi thuốc, ăn uống và thay đổi các thói quen sinh hoạt. Sau đây là một số lời khuyên để chữa trị hiệu quả viêm khớp thái dương hàm
-Khi bị bệnh nên xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có pháp đồ điều trị hiệu quả, dứt điểm.
-Tránh các thói quen gây bệnh hoặc làm bệnh trầm trọng hơn như: Ăn thức ăn dai, cứng. Ăn kẹo cao su thường xuyên. Tránh mở miệng to, đột ngột.
-Uống thuốc bổ xương khớp. Cung cấp các thành phần giúp tái tạo mô sụn, tế bào xương...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét