Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch đang trẻ hóa. Đây là bệnh rất phổ biến. Tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh gây ra nhiều đau đớn, khó chịu. Làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Bệnh nhân hay bị chuột rút về đêm, tê bì chân. Làm cho giấc ngủ không trọn vẹn. Đồng thời bệnh gây mất thẩm mỹ vì vùng da bị bệnh bị xạm đen.


Suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Bởi vì người bị suy giãn tĩnh mạch chân đi lại rất khó khăn do đau đớn, tê chân và khó nhấc chân hơn khi di chuyển. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn.


Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân -Bone Life 1

Đi bộ tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch


Có một sự thật đáng buồn là 78% người bị suy giãn tĩnh mạch đã từ bỏ thói quen đi bộ sau khi biết mình bị bệnh. Vì những lý do sau đây:


- Người bị suy giãn tĩnh mạch chân khi đi bộ sẽ bị cảm giác đau, khó chịu. Điều này đã làm nhiều người tưởng rằng đi bộ sẽ làm bệnh trở nặng hơn.


- Đồng thời họ nghe nói đứng nhiều cũng là nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nên họ nghĩ đi nhiều cũng gây suy giãn tĩnh mạch.


Đi bộ là môn thể dục tốt nhất cho bệnh suy giãn tĩnh mạch. Đồng thời đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng, đơn giản nhất. Có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu mà không tốn kém.


di-bo-cho-nguoi-suy-giam-tinh-mach

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là do các van trong lòng tĩnh mạch bị hư. Các van này đóng vai trò mở ra kho cơ co, giúp máu được bơm về tim. Van đóng lại khi cơ giãn, chặn máu không cho chảy ngược về lại. Khi các van này bị hư, van đóng không kín. Làm máu chảy ngược về. Gây ứ tắc, gây ra giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng được áp lực. Nhưng tĩnh mạch nông không chịu nổi, sẽ bị phình to viêm.


Khi bạn đi bộ, giúp giảm áp lực tĩnh mạch nông. Trong thực nghiệm đánh giá sự thay đổi áp lực tĩnh mạch nông khi đi bộ, người ta luồn một kim nhựa vào lòng tĩnh mạch nông ở bàn chân của người và nối kim với một cột nước. Ở tư thế đứng yên, cột nước dâng cao đến ngang tim. Khi gấp duỗi cổ chân liên tục, cột nước vơi xuống giữa 50-60%. Thí nghiệm mô phỏng hoạt động đi bộ này cho thấy áp lực trong hệ tĩnh mạch nông giảm xuống đáng kể khi di chuyển.


Nếu bạn đang đứng yên, tĩnh mạch phải làm việc vất vã hơn để thắng được trọng lực, bơm máu về tim. Khi bạn bước đi lực nhấc chân sẽ hỗ trợ tăng lực cho việc bơm máu trong tĩnh mạch. Khi nhấc chân lên, các nhóm cơ co lại, máu từ tĩnh mạch rối bàn chân sẽ được đẩy lên cẳng chân rồi được bơm lên đùi và về tim.


Cơ chế co và giãn cơ khi bước đi giống như chiếc bơm. Hỗ trợ tăng thêm lực cho viêc bơm máu từ chân về tim được thuận tiện hơn. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.


Một nghiên cứu y học gần đây về suy giãn tĩnh mạch đưa ra số liệu thống kê. Người không vận động hoặc đi bộ ít hơn 10 phút/ngày sẽ có nguy cơ biến chứng, gây loét tĩnh mạch và nhiễm trùng cao hơn so với người đi bộ nhiều hơn 10 phút/ngày.



Đi bộ như thế nào?


-Thời gian đi bộ lý tưởng mỗi ngày là 15 phút sẽ giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch đáng kể.


-Đi chậm rãi, nhẹ nhàng. Cố gắng nhấc chân cao. Nếu đi lại khó khăn, nên nhờ người đỡ hoặc dùng gậy batoong.


Bệnh giãn tĩnh mạch chân không gây nguy hiểm

Các thói quen hằng ngày giúp phòng và chữa suy giãn tĩnh mạch chân


-Đi bộ 15 phút mỗi ngày.


-Ăn uống: Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin (đặc biệt là vitamin E và C). Tránh xa bia rượu, acid béo. Hạn chế ăn đường.


-Tạo thói quen mát xa, xoa bóp tay và chân. Giúp thông mạch máu, lưu thông dễ dàng hơn.


-Dùng thuốc bôi ngoài Bone Life. Thuốc Bone Life giúp chống viêm, phục hồi chức năng các mạch máu, nhóm cơ bị thương tổn. Đồng thời đánh tan các cục máu đông. Giúp đã thông mạch máu, cải thiện chức năng bơm máu về tim.


-Đeo vớ tĩnh mạch.


-Khi ngủ nên gác chân cao, để máu dễ dàng được bơm từ chân về tim.


Bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh xã hội. Muốn chữa bệnh này cần thay đổi thói quen sống. Thực hiện các thói quen nói trên đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bệnh thuyên giảm đáng kể. Thời gian lâu sẽ khỏi bệnh. Đừng để bệnh từ nhẹ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.


Nếu phát hiện các triệu chứng bệnh sớm. Bạn nên đi khám bác sỹ. Đừng để bệnh trở nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét