Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nhất là người cao tuổi. Khi bạn đứng lên ngồi xuống, 2 đầu xương đùi và xương chày trượt trên nhau nhờ lớp sụn ở giữa. Lớp sụn này giúp hạn chế ma sát giữa 2 đầu xương. Giúp trượt dễ dàng, êm ái và hạn chế bào mòn. Khi lớp sụn này bị thoái hóa. Nó không còn làm việc tốt nữa. Dẫn đến gây đau khi đứng lên ngồi xuống.


Mặt khác, đây là biểu hiện bất thường của khớp gối. Thể hiện khớp bối làm việc không còn tốt nữa. Khi ngồi, khớp gối không chịu trọng lực của cơ thể. Khi đứng lên, trọng lực lơ thể tác động lên khớp gối. Gây đau. Sau đây là những bệnh lý gây ra đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống.


Thuốc chữa trị đau nhức xương khớp, viêm khớp toàn thân

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là biểu hiện của bệnh gì?


Thoái hóa khớp gối


Khớp gối là một trong những bộ phận dễ bị thoái hóa nhất. Lý do là khớp gối phải chịu sức nặng của trọng lượng cơ thể. Đồng thời còn hay mang vác vật nặng. Và nó còn là vị trí chịu ma sát nhiều nhất khi đứng lên ngồi xuống. Để dễ hiểu, thoái hóa khớp gối được định nghĩa là sự hao mòn, thoái hóa một vị trí nào đó của sụn bánh chè, đầu xương đùi và xương cổ chày. lâu ngày gây rra những hư tổn gây ảnh hưởng đến hoạt động của việc đi đứng. Đứng lên ngồi xuống.


Nếu đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và kèm theo một số triệu chứng sau đây. Thì bạn đã bị thoái hóa khớp gối:


Khớp gối bị đơ, đau và khó cử động sau khi thức dậy vào buổi sáng sớm. Thậm chí đau ngay cả khi đang nằm hoặc ngồi. Sự đau đớn và khó chịu khi bạn đi đứng. Khớp gối tạo ra tiếng lục cục.


Nguyên nhân thoái hóa khớp gối:


-Do tuổi già: Theo thống kê, người dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở người từ 45 tuổi trở lên. Giai đoạn này, xương khớp bắt đầu thoái hóa ở nhiều nơi trên cơ thể.


-Do cơ địa: Nhiều người có trục ở không được thẳng. Có người có 2 đầu gối chụm vào trong nhưng cổ chân thì xa nhau. Có người 2 đầu gối bè ra ngoài, cách xa nhau. Vì vây áp lực cơ thể đè lên gối sẽ không theo phương thẳng đứng. tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.


-Do hay mang vác vật nặng: Vác vật nặng làm tăng áp lực lên khớp gối, tăng ma sát. Làm khớp gối dễ bị bào mòn, thoái hóa.


-Do lười vận động, ngồi nhiều: Lười vận động, ít đi lại làm dịch khớp gối sẽ được tiết ra ít hơn. Làm khớp gối dễ bào mòn.


thoai hoa khop goi bi nhuc chan tu dau goi tro xuong

Tràn dịch khớp gối


Dịch khớp gối có tác dụng bôi trơn để khớp gói hoạt động trơn tru. Hạn chế bào mòn ở khớp gối và chống viêm khớp. khi khớp gối bên trong bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân khác như: khớp gối bị tổn thương do quá tải khi mang vật nặng, té ngã, bị va đập, tai nạn. Thì bao hoạt dịch bên trong khớp gối phình to lên và tiết ra nhiều dịch một cách bất thường. Gây ra tràn dịch khớp gối. Dịch khớp gối tiết ra nhiều giống như phản xạ của cơ thể để bảo vệ vùng khớp gối bị tổn thương.


Biểu hiện tràn dịch khớp gối rất dễ nhận thấy:


-Vì bị tràn dịch khớp gối nên đầu gối sẽ bị phù nề. Gây sưng, đỏ và to bất thường so với chân bên kia.


-Gây khó cử động.


-Đau đớn dữ dội. Có nhiều trường hợp không thể đi lại được.


Biến chứng của tràn dịch khớp gối:


-Căng cơ, cứng cơ, dính khớp.


-Đau nhức thường xuyên ở chân.


-Hạn chế khả năng vận động.


-Bại liệt chân.


-Sốt, sưng bạch huyết ở bẹn.


Hiện nay có rất cách để chữa tràn dịch khớp gối. Trong đó phổ biến nhất là: chọc hút dịch khớp gối. Tiêm corticoid vào khớp. Mổ nội soi.


Khi bị Tràn dịch khớp gối bạn nên đến bệnh viện để chữa trị ngay. Tránh các biến chứng nguy hiểm.


Tràn dịch khớp gối gây đau gối khi đứng lên ngồi xuống

Khô khớp gối


Là triệu chứng trái ngược với tràn dịch khớp gối. Dịch khớp gối được tiết ra quá ít. Không đủ bôi trơn cho ma sát khớp gối. Dẫn đến thoái hóa khớp gối.



Bệnh gout


Bệnh gout là bệnh dư thừa acid uric trong máu. gây ra các tinh thể lắng đọng tại các khớp trên cơ thể. Trong đó có khả năng khớp gối bị các cục gout này làm cho đau đớn khi cử động.



Làm gì khi bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống?


di bo giup phong dau dau goi khi dung len ngoi xuong

-Xác định rõ ràng nguyên nhân gây đau để có thể có phương pháp điều trị thích hợp.


-Ăn uống các loại thực phẩm tốt cho cơ xương khớp: thực phẩm giàu canxi, kẽm, magie, photpho, acid folic, vitamin D, K , B6 và B12... hoặc các thực phẩm chức năng Glucosamin.


-Năng tập thể dục thể thao. Các môn không tạo áp lực lên đầu gối. Đặc biệt là đi bộ.


-Không mang các vật nặng.


-Khi quá đau đớn. Mọi người thường có thói quen dùng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, Thuốc an thần, thuốc kháng sinh. Lưu ý không nên lạm dụng các loại thuốc này. Hỏi ý kiến bác sỹ để tránh tác dụng các tác dụng phụ của thuốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét