Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Đau nhói sau lưng bên trái là bệnh gì?

Hiện tượng đau nhói sau lưng bên trái rất thường xảy ra ở nhiều người. Gây ra nhiều lo lắng, bất an. Không biết mình bị bệnh gì. Đôi khi đau nhói lưng bên trái chỉ đơn thuần là do nhức mỏi, hoặc do các chấn thương vật lý gây ra. Nhưng đôi khi đây lại là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác liên quan đến cột sống, xương hoặc thận. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau nhói lưng bên trái và những lưu ý liên quan.



Nguyên nhân gây đau nhói sau lưng bên trái


Theo định nghĩa y học lâm sàng, Phần lưng bên trái là phần nằm bên trái cột sống. Kéo dài từ bã vai xuống dưới thắt lưng. Đau nhói lưng bên trái có nhiều nguyên nhân. Nếu chỉ đơn thuần là đau kéo dài trong vài ngày rồi hết thì không sao. Nhưng nếu kéo dài từ vài tuần đến vài tháng thì đây là biểu hiện bệnh bên trong cơ thể, có thể liên quan đến viêm nhiễm, bệnh cột sống, xương bả vai hoặc thận.



Đau nhói sau lưng bên trái do thoát vị đĩa đệm


Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến. Đĩa đệm bị ép trượt ra khỏi vị trí vốn có của nó trong cột sống. Sau đó chèn vào tủy sống hoặc các rễ thần kinh khác. Gây đau đớn dữ dội. Bệnh có những triệu chứng sau: đau cột sống, đau dây thần kinh ở vai và cổ, có thể đau lan vòng theo dây thần kinh liên sườn ra tới trước ngực. Người bệnh cứ bị đau khoảng 2 tuần rồi lại hết, sau đó lại tái phát. Mỗi lần đau lại kéo dài hơn. Có khi đau đến vài tháng. Đau tăng lên sau khi hắt hơi, ho, hoặc đi đại tiện. Người bệnh khó vận động gập lưng hay ngửa bụng. Ngoài ra còn các triệu chứng khác như tê buốt, cảm giác như bị kiến bò, kim đâm. Bệnh có 2 dạng là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng.


Đau nhói sau lưng bên trái do thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân:


-Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn khi lao động. Mang vác vật nặng sai tư thế. Lao động, đứng, ngồi sai tư thế dẫn đến chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm. Lưu ý rằng khi cúi xuống để nâng vật nặng. Bạn cần thẳng lưng. Không được cong lưng, dẫn đến trật sống lưng.


-Do tuổi già: Tuổi già làm cấu trúc xương thay đổi theo chiều hướng xấu. Cột sống bị thoái hóa, gai cột sống dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, người lớn tuổi có khả năng bị thoát vị đĩa đệm cao.


-Do di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Bố mẹ có bệnh xương sống thì con cũng dễ mắc bệnh hơn.


-Do tai nạn, bị tai nạn trong cuộc sống hằng ngày hoặc tai nạn giao thông.


Hậu quả và biến chứng


Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau nhói cực kỳ khó chịu cho người bệnh. Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tinh thần. Gây cản trở và khó khăn cho việc cử động và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bệnh có thể gây ra những biến chứng sau:


-Đĩa đệm bị thoát vị chèn vào dây thần kinh tọa gây ra đau thần kinh tọa kéo dài từ thắt lưng đến mông, đùi và gót chân.


-Gây bại liệt vùng chân bên bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra còn gây chứng mất tự chủ tiểu tiện, đại tiện.


-Gây teo cơ nhanh chóng. Làm mất khả năng lao động. Chi phí chữa trị rất tốn kém.


thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm

Trượt đốt sống


Trượt đốt sống là bệnh lý thường gặp trong y học lâm sàng. Có 3 trường hợp là trượt đốt sống thắt lưng, trượt đốt sống cổ và trượt đốt sống ngực. Triệu chứng bao gồm: đau âm ỉ liên tục không ngớt. Đau nhiều hơn khi đi đứng hoặc hoạt động xoay người hoặc thay đổi tư thế. Khi đi đứng, tư thế người bệnh trông cũng không bình thường. Khi nằm nghỉ thì hết đau hoặc đỡ đau hơn nhiều.



Dấu hiệu của bệnh thận


Đau nhói sau lưng bên trái cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý về thận bên trái. Các bệnh về thận bao gồm: thận hư, suy thận, thận ứ nước, sỏi thận. Nếu đau nhói lưng bên trái và kèm theo một số triệu chứng sau thì thận bạn đang gặp vấn đề:


-Tiểu buốt, tiểu rát.


-Phù nề do ứ nước.


-Hơi thở có mùi nước tiểu (amoniac).


-Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.


-Nước tiểu có màu khác thường.


-Chán ăn. Nôn và hay buồn nôn.


Đau nhói sau lưng bên trái là dấu hiệu thận hư

Lời khuyên Đau nhói sau lưng bên trái


-Nếu nghi ngờ bệnh lý về thận. Bạn nên đi khám bác sỹ ngày.


-Nếu đau cơ xương khớp. Bạn nên giảm đau bằng cách chườm nước nóng, chiếu đèn hồng ngoại. Nghỉ ngơi, thư giãn cũng có tác dụng giảm đau.


-Có chế độ ăn uống hợp lý tốt cho hệ cơ xương khớp.


-Tránh mang vác vật nặng, hoạt động mạnh.


-Siêng tập thể dục thể thao. Đặc biệt là đi bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét