Suy van tĩnh mạch sâu hai chi dưới là gì?
Tĩnh mạch chi dưới gồm 3 loại: tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch xiên và tĩnh mạch nông.
-Tĩnh mạch nông là tĩnh mạch có thể nhìn thấy được. Vì vậy khi sị suy giãn tĩnh mạch nông, các mạch máu phình to, nổi các gân xanh và đỏ. Mắt chúng ta có thể nhìn thấy được.
-Tĩnh mạch xiên có vai trò nối thông đô tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch nông.
-Tĩnh mạch sâu là tĩnh mạch nằm sâu trong lớp cơ, ta không nhìn thấy được. Tĩnh mạch sâu đi song hành với động mạch. Đưa máu từ chân về tĩnh mạch đùi rồi về tĩnh mạch chậu. Trong lòng các tĩnh mạch sâu thường có các cặp van gọi là van tĩnh mạch sâu. Khi co cơ, 2 van này mở ra cho máu chảy qua để về tim. Khi giãn cơ, 2 van này đóng lại không cho máu chảy ngược về. Cứ như vậy máu được bơm về tim.
Vậy suy van tĩnh mạch sâu là sự suy yếu chức năng của van. 2 van này bị hở, đóng không kín. Làm máu chảy ngược lại. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng bơm máu về tim. Máu bị ứ đọng lại, lâu ngày tạo thành các huyết ứ gây tắc nghẽn. Bệnh này có đặc điểm là không nhìn thấy các gân xanh tím nổi lên. Và không thấy các mạch máu bị trương phình.
Đây là dạng giãn tĩnh mạch thứ phát : Các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, máu ứ đọng, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn ra do viêm tĩnh mạch.
Các triệu chứng
-Tê bì chân, cảm giác như bị kiến bò. Đau nhức. Nhấc chân nặng, khó khăn. Đi lại khó khăn. Hay bị chuột rút và tê chân vào ban đêm.
Cách phòng ngừa và điều trị suy van tĩnh mạch sâu ở chân
-Khi có những biểu hiện trên bạn nên đi khám bác sỹ để có những chuẩn đoán chính xác và những biện pháp điều trị y tế thích hợp. Đừng chủ quan. Vì bệnh suy van tĩnh mạch sâu có tính phức tạp và khó điều trị hơn suy giãn tĩnh mạch nông.
-Nên ăn uống ít đường, ít muối, thực phẩm chứa acid béo. Hạn chế bia rượu, thuốc tránh thai. Các chế phẩm làm tăng hormon nữ.
-Ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, trái cây, rau quả, vitamin E và C, Các chất giàu collagen.
-Kê cao chân khi ngủ. Sau khi thức dậy nên xoa bóp lưu thông máu.
-Khi bị vỡ tình mạch, xuất huyết. Nên sát khuẩn, khử trùng để tránh nhiễm trùng vết thương.
-Tập thói quen đi bộ tối thiểu 15 phút mỗi ngày. Ban đầu có thể khó khăn khi đi lại. Nhưng nên cố gắng đi. Nếu gặp khó khăn, nên nhờ người đỡ bên cạnh hoặc dùng gậy chống.
CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM
- Xét nghiệm kiểm tra đông máu.
- Siêu âm Duplex.
- Chụp X-quang tĩnh mạch.
Phương pháp điều trị nội khoa
- Thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc hàng ngày.
- Tùy trường hợp mà sử dụng các thuốc: giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, chống đau, làm tan cục máu, làm bền thành mạch (aescin, flavonoid)...
- Mang vớ áp lực tĩnh mạch: đeo vớ vào ban ngày để tạo áp lực ép, giúp khép các van tĩnh mạch bị hở, giúp đóng kín. ngăn máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.
- Chích xơ: Áp dụng cho suy giãn tĩnh mạch nông.
- Phẫu thuật: lấy bỏ các búi tĩnh mạch dãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da... Đây là phương pháp vô cùng phức tạp.
- Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần hay laser: là kỹ thuật mới điều trị giãn tĩnh mạch, ít đau, mau hồi phục và đảm bảo thẩm mỹ, thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét