Hiện nay, có rất nhiều người bị triệu chứng nhức chân từ đầu gối trở xuống gót chân và bàn chân. Gây ra nhiều đau đớn và khó chịu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Không ít người hoang mang lo lắng không biết đây nhức chân là triệu chứng của bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa trị . Bài viết sau đây tôi xin đưa ra một số bệnh gây đau nhức chân từ đầu gối trở xuống, cách điều trị và những lưu ý quan trọng.
Nhức chân từ đầu gối trở xuống là bệnh gì?
Loãng xương
Loãng xương là bệnh làm tăng tỷ lệ phần xốp trong xương. làm xương yếu hẳn đi, xốp, dễ gãy, và giảm trọng lượng đến 30%. Và hậu quả cuối cùng là xương sẽ gãy chỉ với những chấn động nhỏ. Triệu chứng bệnh loãng xương đó là đau ở các đầu xương hay đau dọc theo các xương dài. Đau như châm chích từ trong xương ra ngoài. Đau nhiều hơn về đêm. Kèm theo đau cột sống lưng, lan ra một bên hoặc hai bên mạng sườn. Đau cột sống lưng. Khối lượng cơ thể giảm. Các đốt sống dễ lún vào trong gây gù lưng. Xương gãy cũng khó lành hơn.
Nếu đau đầu gối trở xuống , dọc theo xương ống chân và kèm theo các triệu chứng trên thì bạn đã bị loãng xương.
Điều trị loãng xương rất khó khăn, tốn kém và cần thời gian dài. Tuy nhiên phòng loãng xương thì đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.
-Ăn uống thực phẩm nhiều canxi hằng ngày như: Hải sản, trứng, sữa, bông cải xanh. Kèm theo các thực phẩm giàu magie và kali như cải thì, cải bó xôi...
-Đối với phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh, nên bổ sung nhiều canxi vì đây là thời điểm mất nhiều canxi nhất.
-Năng vận động, luyện tập thể dụng thể thao.
-Tránh xa bia rượu, thuốc lá.
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là sự mòn của sụn , nơi tiếp xúc giữa 2 đầu xương. Đầu dưới của xương đùi và đầu trên của xương chày. Sụn là nơi 2 đầu xương này trượt trên nhau. Khi sụn này bị mòn. Sẽ gây đau đớn sau khi cử động chân, đau đớn lan từ đầu gối xuống dưới ống chân. Mức độ đau ngày tăng lên.
Nguyên nhân gây bệnh là do trục chân không thẳng. Trục này ở mỗi người không giống nhau. Chia làm 2 trường hợp:
-Gối vẹo trong. Tức là khi đứng thẳng 2 gối tách nhau ra.
-Gối vẹo ngoài: Khi đứng thẳng, 2 gối chụm vào nhau nhưng 2 cổ chân thì xa nhau ra.
Ngoài ra còn những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối: tuổi già, béo phì, chấn thương, đứt dây chằng, nhiễm khuẩn, thấp khớp, hoại tử xương.
Phương pháp chữa trị: Hiện nay chưa có một phương pháp nào tái tạo được sụn khớp. Chỉ có thể dùng thuốc bôi khớp hoặc sử dụng các phương pháp ngoại khoa như: đục xương sử trục chân để chân thẳng và cân đối hoặc thay khớp gối (thay sụn khớp đã hỏng).
Chấn thương
Trong những hoạt động hằng ngày hoặc khi chơi thể dục thể thao vô tình gây ra chấn thương dọc theo xương chày gây đau nhức. Nếu bị nhẹ bạn nên xoa bóp thường xuyên để giảm đau và mau khỏi. Nếu bị nặng, chân bị sưng tấy, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám.
Trẻ em đang phát triển chiều cao
Đối với một số trẻ em từ 8-13 tuổi. Đang tới thời kỳ phát triển chiều cao đột biến, xương chân dài ra nhanh. Nhưng các dây cơ xung quanh chạy dọc xương chân không phát triển dài kịp với xương nên bị kéo căng. Gây nhức chân từ đầu gối xuống gót chân. Có những trường hợp xương cần nhiều canxi để phát triển nhưng lại không được cung cấp đủ. Dẫn đến trẻ bị đau nhức xương ở tay và chân. Ở độ tuổi này, bố mẹ cần chú ý cunbg cấp thức ăn nhiều canxi, magie và kali cho trẻ.
Lời khuyên đối với người bị đau từ đầu gối trở xuống
-Khi bị đau từ đầu gối xuống. Bạn không nên quá lo lắng. Nên bình tĩnh tìm hiểu và xác định nguyên nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả.
-Nếu đau dai dẳng và cơn đau và mật độ đau ngày càng tăng. Bạn nên đến bệnh viện để thăm khám. Không nên chủ quan làm bệnh nặng lên mới chữa trị. Nên dùng các loại thuốc uống, thuốc bôi và thuốc tiêm để chữa trị. Kết hợp với các phương pháp trị liệu như vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để chữa trị.
-Nhiều người khi bị đau đớn thường tìm đến các thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc an thần. Bạn nên cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc này. Cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng. Tránh lạm dụng vì tác dụng phụ khôn lường trước được.
-Thường xuyên cho thể dục thể thao. Tối thiểu là đi bộ 45' mỗi ngày để phòng ngừa bệnh xương khớp và nhiều bệnh tật và rối loạn khác.
-Để xương chắc khỏe, nên ăn uống thức ăn giàu canxi, magie và kali.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét