Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Là câu hỏi rất phổ biến mà nhiều người thắc mắc về căn bệnh này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này và giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về căn bệnh này.



Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?


Suy giãn tĩnh mạch chân hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một vùng tĩnh mạch ở chân bị giãn ra, làm suy giảm khả năng bơm máu từ chân về lại tim. Kết quả là máu bị ứ trệ, gây tắc nghẽn. Làm biến dạng các mạch máu và cơ xung quanh. Gây xơ cứng các vung mạch


Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như tay, thừng tinh...nhưng suy giãn tĩnh mạch chân chiếm phần lớn các trường hợp suy giãn tĩnh mạch. Vì tĩnh mạch ở chân là tĩnh mạch dài nhất và cách xa tim nhất. Đồng thời còn chịu trọng lực tác động khi đứng. Vì vậy tĩnh mạch ở chân phải làm việc ở điều kiện khó khăn hơn các vùng tĩnh mạch khác.


Bệnh suy giãn tĩnh chân có nguy hiểm không

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?


Bệnh này cơ bản không gây nguy hiểm đến tính mạng. Chủ yếu là gây đau đớn, khó chịu, Gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, mất thẩm mỹ. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Rối loạn sức khỏe người bệnh. Kéo theo nhiều bệnh tật và rối loạn khác.


Tuy nhiên, bệnh này có biến chứng là hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn cục bộ ngay vùng mạch máu đó. Cũng có thể trôi theo dòng máu đến gây tắc nghẽn một số vùng mạch máu quan trọng khác. Nguy hiểm nhất là tắc nghẽn tĩnh mạch phổi, suy hô hấp, dẫn đến tử vong.


Vì giai đoạn đầu không gây ra nhiều đau đớn, bất tiện. Nên 78% người bệnh không biết mình đang mắc bệnh. Thậm chí là không điều trị hoặc điều trị sai cách. Đến khi bệnh trở nặng gây khó khăn cho điều trị. Gây ra nhiều biến chứng, có thể dẫn đến tử vong. Sau đây là các biến chứng khi bệnh đã trở nặng: Huyết khối, xuất huyết và vỡ mạch máu gây lở loét, xơ cứng tĩnh mạch. Mạch máu bị vỡ có thể bị nhiễm trùng rất nguy hiểm.


Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân -Bone Life 1

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân?


Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh phổ biến, chiếm một tỷ lệ đáng kể trên dân số thế giới. Nữ giới chiến 70%. Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh:


-Do tuổi già, cơ thể bị lão hóa, các cơ quan bị suy giảm chức năng. Tĩnh mạch cũng không ngoại lệ. Tuổi càng cao thì khả năng bị bệnh càng cao.


-Do thói quen hay công việc hằng ngày như đứng nhiều hoặc ngồi nhiều. Lười vận động... Đứng nhiều sẽ làm máu dồn xuống 2 chân, đồng thời chân phải chịu áp lực của trọng lực. Làm tĩnh mạch phải làm việc nhọc hơn. Ngồi nhiều và ít vận động sẽ làm khí huyết ít lưu thông, ứu trện cũng là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân.


-Do thói quen ăn uống: Ăn ít các thức ăn chứa vitamin, chất xơ, Flavonoid và Rutin...


-Do bệnh béo phì hoặc thường xuyên bị táo bón. Vì béo phì là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh. Trong đó có suy giãn tĩnh mạch. Thường xuyên táo bón sẽ làm tăng áp lực lên bụng, mông và chân. Làm các mạch máu hoạt động nhọc hơn.



Triệu chứng


Triệu chứng ở giai đoạn đầu: Các triệu chứng không rõ rệt. Tê bì chân, cảm giác như bị kiến bò. Hay bị chuột rút. Chân nặng, đau, khó nhấc chân. Cảm giác bị phù chân ở mắt cá hoặc bàn chân. Mang giày dép có cảm giác giày chật. Vùng da chân bị đổi sắc, nổi lên các đường gân li ti màu xanh hoặc tím.


Giai đoạn bệnh nặng: Vỡ mạch máu. Thời gian đầu các mạch máu có thể tự lành. Thời gian sau bắt đầu có dấu hiệu khó lành và nhiễm trùng.


Bệnh giãn tĩnh mạch chân không gây nguy hiểm

Cách phòng và trị bệnh


-Các đối tượng dễ mắc bệnh là những người đứng nhiều hay ngồi nhiều (Tài xế, nhân viên văn phòng...) nên thư giãn sau khi đúng lâu hoặc ngồi lâu sau 30-60 phút.


-Đối với người già nên xoa bóp tay chân sau khi thức dậy. Để mạch máu được lưu thông.


-Nên chơi các môn thể dục thể thao như: đi bộ, bơi lội, đạp xe, bóng bàn, tennis, cầu lông...


-Ăn uống các loại thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt là vitamin E và C). Giàu chất xơ. Hạn chế bia rượu và các acid béo.


-Để hạn chế tiến triển bệnh ta nên: mang vớ tĩnh mạch, đi bộ kết hợp với ăn uống. Dùng các loại thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch. Thuốc đánh tan các cục máu đông trong tĩnh mạch.


-Đối với người bắt buộc phải đứng hoặc ngồi làm việc lâu từ 8-12 tiếng/ ngày. Nên đi lại thư giãn khoảng 5 phút sau 30-60 phút đứng hoặc ngồi lâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét